Chắc hẳn từ khóa Logistics đã không còn xa lạ với các bạn trẻ ngày nay. Đây là một ngành cực kì hot trong thời đại và được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, lựa chọn để học trong 4 năm đại học. Nhưng để nói rẳng hiểu rõ về ngành này thì không hẳn ai cũng biết được những điều cơ bản về nó. Bài viết này là dành cho bạn để hiểu rõ hơn về những điều cần thiết nhất đối với Logistics để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn cho tương lai.

Từ khóa Logistics có nghĩa là gì?

  • Logistics là một thuật ngữ chuyên ngành gốc Hy Lạp, dịch sang Tiếng Việt có nghã là “hậu cần”

Ngành Logistics là ngành như thế nào?

  • Ngành Logistics là ngành học về vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người dùng.

Các hoạt động của ngành Logistics?

  • Bao gồm các hoạt động: vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản lí tồn kho, hoạch định cung cầu.

Học Logistics có khó không?

  • Ngành học nào cũng có những nguyên tắc và đặc điểm riêng, Logistics cũng vậy. Chỉ cần bạn nỗ lực, đam mê và có cố gắng thì bạn sẽ thích nghi với nguyên tắc và đặc điểm riêng đó, cảm tháy ngành học không hề khó.Giới thiệu về ngành Logistics cho sinh viên

Trước đây khi chưa có các đơn vị làm dịch vụ Logistics thì các doanh nghiệp phải tự mình làm các khâu vận chuyển, giải quyết hàng hóa,…..Bởi vậy, ngành Logistics ra đời để giải quyết vấn đề đó. Nó sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian, tiền bạc, công sức hơn và vì các chiến lược của logistics cần phải là những chiến lược tốt nên các doanh nghiệp sẽ nâng cao được hiệu suất công việc hơn.

Và sau đây là những điều bạn cần biết về Logistics mà mình muốn chia sẽ.

1. Các khâu cơ bản trong công việc của ngành Logistics.

Nói về ngành Logistics thì những công việc ở ngành này có rất nhiều khâu. Cần thực hiển đầy đủ các bước cơ bản thì mới có thể có được những kết quả tốt trong công việc, vừa đem lại lợi ích cho bên khách hàng vừa đem lại lời nhuận cho bản thân các công ty Logistics. Vì thế, các khâu cơ bản trong công việc của Logistics sẽ bao gồm các khâu như sau:

  • Khách phát sinh nhu cầu vận chuyển và tư vấn dịch vụ.
  • Xin báo giá và thỏa thuận với các đơn vị cung cấp dịch vụ.
  • chuẩn bị, sắp xếp các giấy tờ liên quan đến những lô hàng.
  • Vận chuyển hoàng hóa và làm các thủ tục xuất nhập khẩu cho lô hàng.
  • Vận chuyển hàng hóa lên xuống cảng.
  • Gửi các bước tạo Bill cho những đơn vị giải quyết.
  • Nhận lại Bill gốc và tiền hàng.
  • Lưu trữ lại hô sơ của các hàng đã xuất nhập khẩu.

Bên trên là các khâu cơ bản của Logistics mà các bạn cần phải hiểu và nắm rõ. Nhưng nhiêu đó thôi là chưa đủ, các doanh nghiệp bán hàng còn có một khâu quan trọng đó là đưa được những lô hàng đến nơi cho khách. Và điều này cũng sẽ được Logistics giải quyết ổn thỏa, giúp các doanh nghiệp không phải lo lắng về vấn;đề thì giờ, công sức, tiền bạc. Giới thiệu về ngành Logistics cho sinh viên

2. Ngành Logistics đào tạo những gì cho các bạn sinh viên?

Các bạn sinh viên sẽ được học rất nhiều mảng, kiến thức về ngành. Cụ thể, khi học Logistics, các bạn sẽ học các khối kiến thức sau:

  • Cách thức vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau.
  • Những kiến thức Marketing quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi.
  • các phương thức vận tải tối ưu nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình cung ứng hàng hóa.Giới thiệu về ngành Logistics cho sinh viên

3. Cơ hội việc làm của ngành.

Cơ hội việc làm của Logistics khá rộng mở và đa dạng cho bạn chọn lựa. Mình sẽ giới thiệu cho các bạn về một số công việc:

  • Nhân viên xuất nhập khẩu: Là người trực tiếp tham gia hoàn tất hồ sơ và các thủ tục hải quan. Mục đích của công việc này là để nhập khẩu hàng hóa và xuất ra thành phẩm ở nước ngoài với số lượng cũng như giá cả khác nhau.
  • Nhân viên thu mua: Là người thực hiện nhiệm vụ đảm bảo các nguyên vật liệu và dịch vụ. Mục đích là để phục vụ cho việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất của công ty khi mua hàng hóa từ các nhà cung cấp uy tín, theo các điều khoản đã thỏa thuận.
  • Nhân viên thủ kho: Là người có trách nhiệm đảm bảo vai trò quản lý hàng hóa trong kho trên tất cả các công đoạn từ lúc chuyển hàng vào kho, xuất hàng ra kho, thống kê sô liệu hàng tồn kho.
  • Nhân viên kinh doanh logistics: là nhân viên bán hàng trong các hãng tàu. Cụ thể sản phẩm được bán ra chính là “các dịch vụ vận tải container” hay chính là “chỗ ngồi” cho hàng hóa đã được đóng vào container trên tàu.Giới thiệu về ngành Logistics cho sinh viên

4. Những kĩ năng cần có khi làm logistics.

Để làm tốt các công việc liên quan đến Logistics thì không chỉ học là bạn sẽ làm tốt, phải cần phải trang bị cho bản thân thêm nhiều kĩ năng cần thiết khác:

  • Kĩ năng nhìn xa, trông rộng, quan sát được toàn cảnh các quy trình hoạt động của logistics để dự đoán cũng như lường trước các nguy cơ xấu có nguy cơ xuất hiện trong các khâu thực hiện công việc.
  • Kĩ năng ứng biến trong mọi tình huống. Với khả năng này, bạn có thể thích nghi với từng tình huống, trường hợp, từ đó đưa ra những phương pháp cần thiết nhất.
  • Bình tĩnh giải quyết vấn đề. Đây là một kĩ năng cực kì quan trọng mà bạn cần phải có, nhăm thực hiện tốt công việc, không để xảy ra những sai sót ngoài ý muốn, gây chậm tiến độ làm việc.
  • Kĩ năng xữ lí tình huống, vấn đề cũng cực kì quan trong để bạn làm tốt những công việc trong Logistics.Giới thiệu về ngành Logistics cho sinh viên

Trên đây là những chia sẽ cua mình về ngành Logistics, mong bạn đọc có thể lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân và yêu quý bài viết này của mình.