Châu Á được coi là trung tâm văn hóa của thế giới, trong đó Ấn Độ được xem như một nền văn minh rực rỡ và là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn.

Sau thế chiến thứ 2 thì Anh kiệt quệ kinh tế, không đủ tiềm lực để duy trì thuộc địa Ấn thế nên quyết định là rút lui, lúc này thì nội chiến xảy ra người Hồi lo ngại rằng quyền lực sẽ về tay của người Hindu nên đòi li khai thành nước Pakistan xung đột đãm máu diễn ra ở khắp nơi. Thấy việc chẳng lành thì toàn quyền Anh đẩy ngày độc lập cho Ấn Độ sớm hơn, tỉnh nào đa số của người Hồi thì sẽ thuộc về Pakistan, tỉnh nào đa số của người Hindu thì thuộc về Ấn Độ,. Trong dòng 2 tháng cuộc di cư lớn nhất lịch sử nhân loại đã diễn ra, người Hồi thì chạy sang Pakistan, còn người Hindu và đạo Sikh thì sang Ấn Độ, đường biên vẽ vội 1947 là nguyên nhân của cuộc tranh chấp nhiều thập kỉ diễn ra giữa hai quốc gia này.

Thì Amritsar là thành phố lớn thứ hai bang Punjab của Ấn Độ và cách thủ đô new Delhi là 450km và thành phố này chỉ cách thành phố Lahore của Pakistan khoảng 50km thôi.
Bồ câu trong thành phố có rất nhiều tượng trưng cho hòa bình và có rất nhiều bồ câu ở thành phố này giống như là muốn nhắn gởi sự thuận hòa giữa hai quốc gia vậy và nếu mỗi con là một năm bình yên thì chắc là số ngày yên bình sẽ là thiên thu. Phải nói bang Punjab từng là một vùng rộng lớn và th ống nhất, nó là cái nôi của nền văn minh.

Ở Ảmitsar thì không thể không đi đến ngôi đền vàng – trái tim tâm linh của tôn giáo đông thứ 5 thế giới, có thể thấy ngôi đền vàng ở Amritsar là một thánh địa của đạo Sikh, một ngôi đền cực kì linh thiêng có tên là Shri Harmandir Sahib và cái tên của thành phố Amritsar có nghĩa là hồ nước thần bắt nguồn từ một hồ nước được xem rất thần thánh ở trong ngôi đền này.

Ngôi đền này được coi là miền đất thánh đối với đạo Sikh và người đạo Sikh luôn coi đây là trung tâm tâm linh của thế giới, tất cả mọi người sẽ về đây hội tụ để cùng nhau được nghe những bài thánh kinh của họ và đạo Sikh họ chỉ tôn thờ một người thôi đó chính là đấng tối cao – Chúa trời. Có đến hàng ngàn người mỗi ngày hành hương đến đây trong những trang phục và khăn trùm đầu rất là sặc sỡ nhiều màu sắc, dòng người cứ thế nối đuôi nhau hướng về phía cửa ngôi đền mà tiến, nhiều người còn tỏ ra hết sức là hân hoan khi mà được trở về với miền đất thánh.

Cuộc hành hương đến ngôi đền vàng của người đạo Sikh

Thả đèn trời trong lễ hội đêm ở đền vàng

;

Ngoài ra khách đến viếng ngôi đền phải tuân theo một vài những quy tắc như là: không được quay phim chụp ảnh khi mà chưa được cho phép, cả nam và nữ đều phải che đi cái phần mái tóc của mình và hãy thanh tẩy cơ thể rửa sạch bàn chân trước đi vào bên trong ngôi đền.

Ngôi đền này có bốn cửa chính ở bốn phương, tức là họ chào đón tất cả mọi người từ tất cả các tôn giáo và chủng tộc đến đây để chiêm bái và tham quan. Ngôi đền này hơn 400 năm tuổi được dát bằng 100kg vàng và có đến khoảng 100.000 lượt người đến viếng mỗi ngày tại đây. Vào thuở sơ khai thì nơi này chỉ là một hồ nước nhỏ và nằm trong khu rừng yên tĩnh được chọn làm chốn tu đạo cho những người khất thực lang thang và những nhà hiền triết sống ẩn dật đến thiền định và cũng chính tại nơi đây Đức Phật dừng chân suy ngẫm và ngồi thiền định, 2000 năm sau thì một nhà triết học được phong thánh có tên Guru Nanak là người sáng lập ra đạo Sikh cũng đã từng đến đây và đến vị Guru thứ 4 thì đã cho xây ngôi đền này và trở thành một địa điểm hành hương linh thiêng nhất của đạo Sikh bởi đây chính là ngôi đền thờ đầu tiên và có chứa thánh kinh.

Cuộc hành hương đến ngôi đền vàng của người đạo Sikh

Ngôi đền sáng bừng ở  giữa hồ vào buổi chiều tà

;

Kiến trúc đặc biệt của ngôi đền này chính là ngôi đền nằm ở trong một cái vùng trũng và thấp hơn so với mặt đường nên từ bên ngoài vào thì mọi người sẽ phải đi xuống cầu thang và theo một số ghi chép thì ngôi đền này được dát vàng lên tới 400kg vàng lá xung quanh được bao bọc bổ một cái hồ nước nhân tạo. Và với người đạo Sikh cái hồ nước ở trong ngôi đền vàng là một cái hồ nước thần, một cái hồ nước thiêng mà nó có thể trị được bách bệnh và tất cả những người đạo Sikh khi mà họ hành hương đến đây thì đều mong muốn được một lần đắm mình trong cái nguồn nước thiêng này.

Mọi người đi viếng đền bằng cách đi theo chiều của kim đồng hồ, người ta mong muốn vào ngôi đền để có thể được làm công quả để có thể tích được công đức bởi vậy thì sẽ có người thường xuyên lau chùi, sẽ có người thường xuyên quét dọn và nước uống thì được phục vụ miễn phí liên tục ở trong những cái chén bằng inox, để vệ sinh những cái chén đó thì người làm công quả sẽ dùng những cái bột than pha tro để có thể rửa sạch và mỗi người hành hương thì sẽ được phát một loại bánh ngọt làm từ bột mì có mùi rất là thơm ngon, nếu có dịp đến đây thì mọi người hãy nên ăn thử. Tất cả những gì trong này được miễn phí từ ăn, uống, ngủ nghỉ.

Ngôi đền vàng cũng là một điểm du lịch có lượng khách tham quan đông nhất trên thế giới, nên nếu có dịp du lịch nước ngoài hãy ghé đây và hòa vào dòng người hành hương cảm nhận vẻ đẹp độc đáo này nhé.