Nhật Bản là quốc gia giàu bản sắc dân tộc, trải qua những biến đổi của lịch sử và sự phát triển nhanh chóng không ngừng như nét văn hóa dân tộc độc đáo vẫn được lưu trữ cho đến tận ngày nay mà trong đó nét độc đáo tinh hoa nhất là trà đạo.

Trà đạo được xem như là một điển hình văn hóa cổ xưa của Nhật Bản, được phát triển vào khoảng cuối thế kỉ XII về truyền thuyết ngày đó có vị cao tăng người Nhật là Eisai đi du học và mang về từ Trung Quốc một loại bột trà xanh được gọi là matcha. Lúc đầu, matcha chỉ được dùng như một loại thuốc, nhưng sau đó trở thành một thức uống xa hoa mà chỉ giới thượng lưu mới được sử dụng và thưởng thức trong các buổi họp mặt. Từ uống trà đến đến trà đạo là quá trình không ngừng nghỉ của người Nhật nhằm biến tục uống trà du nhập từ nước ngoài trở thành một nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, không đơn giản chỉ là những phép tắc uống trà mà qua đó người Nhật còn mong muốn hòa vào thiên nhiên, làm sạch tâm hồn, tu tâm dưỡng tính theo đúng tinh thần Phật giáo.

1. Dụng cụ pha trà

Và khi nhắc đến trà đạo người ta nghĩ ngay tới những phương thức pha trà công phu và tỉ mỉ, nhưng dụng cụ pha trà tuy đơn giản nhưng tinh tế. Dụng cụ pha trà thường được làm từ tre, gỗ, đất nung với những hình dạng thô sơ mộc mạc. Ấm trà có thể là bình thủy tinh hoặc ấm đất sẫm màu, cố pha trà là loại có miệng lớn, cây dùng để đánh trà và muỗng gỗ tre để lấy bột trà. Ngoài ra, dụng cụ pha trà còn có hai chiếc răng sạch được cắt sẵn, một cái để vệ sinh ấm, một cái dùng để vệ sinh cốc trà. Loại trà dùng trong văn hóa trà đạo gồm có trà xanh lá và trà bột, trước đây là lá trà nhưng hiện nay người Nhật đã không có nhiều thời gian và họ muốn pha trà nhanh hơn, nên đã thay lá trà thành bột, nước pha trà cũng phải theo quy chuẩn, tuyệt đối không được dùng nước đang sôi mà phải dùng nước ấm ở 70-90 độ C.

Tinh hoa trà đạo Nhật Bản

Dụng cụ rất quan trọng để cho ra hương vị trà ngon !

;

Trước khi pha trà người pha phải vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ bằng nước nóng và sau đó dùng khăn sạch để lau khô. Ngay việc cho trà vào ấm pha trà mà phụ thuộc vào từng loại trà khác nhau, với loại trà độ ngon trung bình người ta thường cho nhiều hơn một chút để tránh quá nhạt, với loại trà ngon hơn một chút thì người ta sẽ 3 lần pha cho một mẻ trà để tráng lãng phí. Đặc biệt, đối với những loại trà hảo hạng thì người ta có thể pha tới lần thứ 4, lần thứ 5 để có thể thưởng thức hết tinh hoa của trà.

2. Cách rót trà

Cách rót trà trong trà đạo Nhật Bản cũng mang cả một nghệ thuật, khi rót trà sẽ lấy một tay cầm quai của ấm và một tay đỡ phần đáy của ấm rồi rót trà từ từ và điều cấm kị trong quá trình này là khi rót trà cho khách không bao giờ được rót một lần đầy tách mà rót tiếp cho người khách tiếp theo. Bởi lẽ điều này sẽ ảnh hưởng đến độ đậm nhạt trong nước trà của vị khách sau, vì thế các tách trà sẽ đượ đặt trong cùng một khay rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4 với khoảng 30mm cho mỗi tách cỡ lớn 70mm, sau đó rót lần thứ 2 với thứ tự ngược lại 4, 3, 2, 1 mỗi lần khoảng 20mm sao cho mỗi tách có cổng tộng 50mm nước trà. Nếu còn dư chút ít trong bình, nên phân đều cho các tách sau đó mới đưa mời khách uống.

Tinh hoa trà đạo Nhật Bản

Cách rót trà góp phần giúp cho vị trà không bị nhạt mà giữ được độ đậm thơm

;

Công phu là thế nhưng trà đạo không chỉ đơn thuần là quy tắc uống mà còn là một phương thức hữu hiệu làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên từ đó giúp con người tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Tinh thần của trà đạo được thể hiện qua 4 từ: hoa – kính – thanh – tịnh, trong đó hoa còn được hiểu như sự hài hòa giữa trà nhân – người uống trà và trà thức – không gian uống trà hay thậm chí là giữa trà nhân với trà nhân là sợi dây liên kiết với phút giây hiện tại.

Khi uống trà xanh Nhật Bản người Nhật phải ăn một vào loại bánh ngọt để gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống, sẽ ăn vài miếng bánh, ăn hết bánh trong miệng mới uống trà nên vừa ăn vừa uống, sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo.

Công dụng giúp thư giãn lẫn tính đặc biệt hấp dẫn của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà và họ đã kết hợp với tinh thần thiền của Phật giáo nhằm nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà. Ý nghĩa đích thực của trà đạo trong văn hóa Nhật Bản có thể được hiểu là hòa hợp con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà.

Dần dần, trà đạo cũng đã được biến đổi từ cách pha trà, cách thưởng thức cho phù hợp với từng văn hóa của nhiều nước trên thế giới mà không cần phải gò bó như kiểu của người Nhật, mà. Và theo thời gian thì trà đạo đã được thế giới tiếp nhận và phát triển.